Nguyệt San Số 26


Chiều Trên Phố Cũ

Tác giả: Dương Đại Trường
Thể loại: Bút Ký Quê hương

       Chiếc Taxi rời phi trường Tân Sơn Nhất, chạy vòng vo trên đường phố hướng về quốc lộ 1A đi Miền Tây. Qua những ngã tư không có đèn giao thông, vào giờ tan sở nên bị tắc nghẽn một rừng xe, không ai nhường ai, mất trật tự lưu thông!
     Trường ngồi ghế trước bên cạnh tài xế, buông tiếng than:
- Thành phố Sài Gòn bây giờ quá tải dân cư nên tình trạng kẹt xe khó mà giải quyết!
      Tài xế vẫn chăm chú đôi mắt nhìn về trước lái xe, gật đầu:
- Sở Giao Thông Thành Phố HCM đang đối diện với sự gia tăng nhanh chóng của lưu lượng xe trong thành phố, lãnh đạo của sở đã đưa ra nhiều đề án quy hoạch mở rộng mặt đường, nhưng gặp trở ngại đền bù giải tỏa nhà cửa của cư dân không được thỏa đáng, do đó kế hoạch bị đình trệ!
       Rồi tài xế chỉ tay về phía trước nói:
- Lại thêm vấn nạn của mấy ông xây dựng hệ thống thoát nước! Có những lô-cốt dựng lên giữa đường, mấy năm trời chưa xong công trình, làm cản trở giao thông phần nào!
      Trường không tiếp tục câu chuyện, lặng yên nhìn ra bên ngoài theo dỏi. Chiều buông xuống dần, nắng cuối ngày bị đám mây đen bất chợt che khuất đưa không gian vào tối! Xe chạy vào quốc lộ 1A cũng vừa lúc phố xá lên đèn. Bên ngoài trời đỗ mưa nhẹ, giọt mưa đập vào kính xe tạo âm thanh nghe rì rào buồn bả. Ngoại cảnh tối nay làm cho Trường nhớ về một ngày xưa của thời sinh viên tuổi mộng vừa tròn: Thuở ấy, cũng một buổi chiều, Trường mua vé của hảng xe lô Minh Chánh về quê thăm nhà, khi xe chạy tới cầu Bình Điền thì cơn mưa hạ chợt đến! Trường ngồi ghế súp đặt ở phía sau xe, bánh xe cuốn theo bùn dơ của mặt đường, nhuộm đen chiếc áo trắng học trò. Buổi tối hôm đó Trường tưởng chừng giây phút mới vừa thoảng qua trong đời, nhưng dòng thời gian lẳng lặng đã trôi đi gần bốn thập niên chìm dầm vào quá khứ nhạt nhòa. Thắm thoát thôi! Hình ảnh chiếc áo thư sinh và mái đầu xanh nơi khung trời đại học ngày nào đó, bây giờ mái tóc đã  điểm sương báo hiệu xế chiều cuộc đời đi vào giấc ngủ cô liêu vỉnh cửu!.
      Tối nay, cảnh vật hai bên đường lộ rất xa lạ với Trường! Chạy dài theo quốc lộ 1A không còn những thửa ruộng mênh mông ngọn lúa xanh rì phơi phới gió xuân, hay nặng trỉu chùm bông lúa màu vàng óng chờ ngày gặt hái! Thay vào đó là những dãy quán cafê đèn màu cùng điệu nhạc du dương đưa hồn người vào mộng, và những quán ăn tấp nập thực khách...
      Ngồi trong xe từ nảy giờ, tâm tư của Trường hoài niệm về những ngày xa xưa và những kỷ niệm quá khứ... Bất chợt người tài xế quay sang hỏi Trường làm thân:
- Xin lỗi anh tên gì?
- Tôi tên Trường.! Tên của chú em ?
- Em tên Thanh.
     Không chờ Trường nói, Thanh hỏi tiếp:
- Anh Trường ở nước ngoài về thăm nhà hả?
- Vâng! Tôi ở Úc.
- Nhà anh trong thành phố Mỹ Tho hay vùng ngoại ô?
- Phường 5 thành phố Mỹ Tho...
      Để biết thêm về sinh hoạt người dân, Trường bắt chuyện với tài xế:
- Em Thanh chạy Taxi bao lâu rồi, xe nhà hay xe thuê?
- Dạ! Em hành nghề Taxi hơn ba năm! Xe thuê của hảng Mai Linh, tính theo phần trăm trên số Km phục vụ hành khách.
     Ngừng giấy lát Thanh  kể chuyện xã hội:
- Đời sống của người dân Việt Nam bây giờ gặp nhiều khó khăn lắm! Giới giàu và nghèo cách biệt nhau rất nhiều. Dân lao động thì chật vật trong cuộc sống còn thành phần cán bộ của nhà nước CHXHCNVN thì giàu có,  nhà cao cửa rộng! Lương của cán bộ nhà nước thì ít nhưng mà bổng lộc thì nhiều và cộng thêm phần tham nhũng nữa, thì chẳng mấy chốc họ trở thành tư bản đỏ của chế độ mệnh danh chuyên chính vô sản!
      Trường ngắt lời Thanh, phân tích:
- Gần đây tôi theo dõi báo chí, có rất nhiều Công Ty Quốc Doanh vở nợ. Từ vụ Vinashin, Vinalines cho đến Tổng Công Ty Xăng Dầu, Hàng Không Việt Nam... Tất cả đã rút ruột ngân sách nhà nước hơn hai mươi tỷ dollars! Với số tiền nầy, nhà nước có thể miễn lệ phí bệnh viện cho người dân nghèo Việt Nam.
- Đúng vậy! Dân nghèo bây giờ có bệnh thì chỉ chờ chết, vì không tiền mua thuốc chửa trị và đóng viện phí!
      Thanh thở dài rồi kể tiếp:
- Mới đây, gần nhà em có một em bé bị chứng đau ruột dư, khi nhập viện không có tiền đóng viện phí và lo thủ tục “đầu tiên”, thằng bé bị chết!
- Lãnh đạo nhà nước Việt Nam thật là vô nhân tính!
        Hai người mãi lo trò chuyện nên xe chạy qua khỏi ngã ba Trung Lương, hướng về Miền Tây. Trường chợt thốt lên:
- Bác tài ơi! Chúng ta đã huốt đường vào thành phố Mỹ Tho rồi.
        Thanh tắc lưởi thay cho câu trả lời với Trường, rồi quay đầu xe trở lại con đường vào thành phố. Chiếc cổng chào với hàng chữ “Thành Phố Mỹ Tho” hiện ra trước mắt làm cho Trường dâng lên trong lòng cảm giác nôn nao. Tuy đã nhiều lần về thăm nhà và chiếc cổng chào trở thành hình ảnh quen thuộc, nhưng cứ mổi lần nhìn thấy nó là Trường có những cảm xúc riêng biệt. Nhớ lại lần đầu tiên, sau gần hai mươi năm xa quê hương, Trường mới trở về thăm nhà. Lúc đó chiếc cổng có hình giống một cây thanh đao của quan Bao Công dùng để xử trảm những bọn tham quan ô lại, trông rất đẹp. Thời gian nầy, liên tiếp có mấy vị phó chủ tịch UBND tỉnh Tiến Giang, dự bị lên chức chủ tịch thì đột ngột lâm bệnh rồi chết. Dân chúng trong thành phố Mỹ Tho truyền nhau về sự linh thiêng nầy, cho rằng quan Bao Công đã chém những quan tham của tỉnh. Lời đồn nầy tới tai bọn quan chức trong hàng ngũ lãnh đạo nên họ tin dị đoan và cho xây lại chiếc cổng mới...
        Trường về tới nhà đã hơn chín giờ! Theo thói quen như những lần trước, Trường lái xe một vòng thành phố Mỹ Tho ngắm cảnh. Trường lái xe đến đường Trưng Trắc dọc theo bờ sông Bảo Định, dừng lại công viên Lạc Hồng tìm chút hoài niệm những hình ảnh ngày xưa nơi nầy. Công viên Lạc Hồng đã đổi thay nhiều so với ngày xưa, bây giờ có dựng tượng Thủ Khoa Huân sừng sửng bên bờ sông, nét mặt oai nghiêm của người thủ lãnh nghĩa quân, một thời làm thực dân Pháp khiếp đảm. Nhà ga xe lửa vẫn còn đó hình ảnh cổ kính của một kiến trúc theo lối Pháp, ngàn năm vẫn đợi chờ người lữ khách ghé thăm thành phố Mỹ Tho. Cù lao Tân Long bên kia sông Tiền, ánh đèn điện chiếu xuống mặt nước nơi bến đò đưa khách, lấp lánh và loáng bạc, thỉnh thoảng một con sóng nhỏ làm nhấp nhô con đò chờ đưa khách qua sông. Con đường Trưng Trắc thuở xưa của thời quân đội đồng minh Hoa Kỳ hiện diện, dày đặc các quán "bar" nằm ven theo bờ sông Bảo Định, nối tiếp từ dốc Cầu Quay đến bến đò qua cồn Tân Long. ngay góc công viên Lạc Hồng. Những quán ăn Tô Ký, café Chiều Tím, kem Duyên Thắm...Tất cả đã bị giải tỏa trống trải, bây giờ có những ghế đá công viên không có bóng dáng người ngồi! Trường lái xe trên đường mà lòng dâng lên nỗi buồn man mác!  Gió nhẹ từ sông đưa vào thổi tóc bay, tạo nên cảm giác lành lạnh da đầu. Trường tiếp tục lái xe qua những con đường quen thuộc thuở nào: Lê Lợi, Lê Đại Hành, Hùng Vương, lòng dâng lên nỗi buồn hoài vọng về một thời đại đã đi qua! Khi xe chạy ngang ngôi trường trung học Nguyễn Đình Chiểu, dừng lại giây phút nhớ về kỷ niệm ngày nào Trường còn mặc áo thư sinh đến trường, chồng chất những ước mơ của tuổi học trò tương lai huy hoàng. Trường trở về lại nhà khi đêm đã khuya, phố vắng thưa người!
      Buổi chiều mùa hè lại đến trong không gian của Mỹ Tho với cơn mưa rào lướt qua thành phố. Tối nay Trường có hẹn với người em trai và một số bạn bè của nó đi uống cafê ở quán Pensée trên đường Huỳnh Tịnh Của. Cũng theo thói quen, Trường chạy xe một vòng vài con đường rồi mới đến điểm hẹn. Khí hậu tối nay mát mẻ, dể chịu vì cơn mưa chiều đã làm ướt đất, không còn những làn bụi đường bốc lên khi xe chạy trên đường phố! Trường, đứa em trai tên Tú và hai chị em của Thảo đến đúng hẹn, chúng tôi ngồi vào bàn gọi nước uống. Trường uống cafê sửa nóng , ngồi dựa vào ghế thưởng thức mùi thơm cafê Trung Nguyên và nghe nhạc. Quán  Pensée trang trí theo lối quán Cafê Vườn: Một không gian nhỏ nhắn với vài chậu kiển đặt cạnh những chiếc bàn tròn làm bằng nhựa, tô điểm phong cách tình tứ và lãng mạn của không gian bởi những chùm đèn màu muôn sắc ẩn hiện trong bóng tối, giống như các vì sao trên trời. Chiếc loa bên góc phải đang phát ra lời hát du dương, cao ngất u sầu của ca sĩ Hoàng Oanh, mang nổi buồn từ xa xăm về với hiện tại, qua nhạc phẩm Chiều Cuối Tuần của nhạc sĩ Trúc Phương!..
     Bốn người ngồi đợi khá lâu,Trường quay sang Tú hỏi khẻ:
- Người bạn của em có tới không?
    Thảo xen vào đáp:
- Chị Tường Uyên hứa chắc sẽ đến.
    Nói xong, Thảo đứng lên rời khỏi bàn để gọi điện thoại, rồi trở lại truyền lời nhắn của Tường Uyên:
- Chị Uyên gởi lời xin lỗi với anh Tú, chị ấy bận họp nên đến trể khoảng ba mươi phút.
    Trường đưa tay lên xem đồng hồ, nói khẻ:
- Như vậy là cô ta 9 giờ mới tới! Quán sẽ đóng cửa.
      Quán Pensée về khuya thưa khách dần, chỉ còn bàn của chúng tôi và bàn góc bên phải có đôi tình nhân đang ngã đầu vào nhau thì thầm tâm sự. Trường nhìn cặp tình nhân nhớ về một thời yêu đương trai trẻ của tuổi sinh viên dưới khung trời đại học Cần Thơ. Kỷ niệm ấy, cũng một buổi tối ngồi uống cafê với Kiều Nga trong quán Hương Chiều đối diện với khu đại học Cái Khế. Trường nhớ rất rỏ lúc đó Kiều Nga thì thầm hát bên tai cho Trường nghe nhạc phẩm Anh Đi Chiến Dịch, như trao lời thương nhớ cho người yêu của mình lên đường vào cuộc chiến chống Trung Quốc chiếm đảo Hoàng Sa của Việt Nam vào năm 1974! Tiếng hát của Kiều Nga bổng chốc trở về trong lòng Trường với khoảnh khắc đêm nay, mang hương hơi hoài niệm xưa ngủ vùi trong lớp bụi thời gian dĩ vãng: “ Anh đi chắc hẳn anh còn nhớ, đôi mắt u uẩn chiều tiễn đưa, cũa người em nhỏ thơ ngây quá, chưa biết cười lên hẹn đợi chờ!...”
       Một người phụ nữ thân hình nhỏ xinh bước vào quán nhìn quanh tìm kiếm. Thảo đưa tay ra hiệu và cất tiếng gọi lớn, làm xé tan không gian đang yên lặng của quán:
- Chị Tường Uyên!
      Tường Uyên đi về phía bàn của chúng tôi, vừa ngồi xuống ghế, vừa nói lời chào và giải thích:
- Em bận tiếp khách hàng....xin lỗi trể hẹn với các bạn.
      Trường bắt tay Tường Uyên làm cử chỉ thay cho lời chào gặp mặt, rồi hỏi :
- Em uống gì?
- Một trái dừa lạnh.
     Tường Uyên có thân hình nho nhỏ, khuôn mặt hơi tròn, khi cười để lộ chiếc răng khểnh duyên dáng. Qua chuyện trò xã giao, Trường biết được Tường Uyên đang làm việc cho công ty bán hàng trên mạng, một dịch vụ rất mới mẻ ở Việt Nam. Tường Uyên cũng là người phụ nữ hoạt bát, dể có cảm tình khi tiếp chuyện. Và ở đặc điểm nầy mà Trường có cảm tình với cô ta khi mới gặp lần đầu.
    Người chủ quán trong nhà đi ra ngoài cổng rào khép một cánh cửa lại, như nhắc nhở chúng tôi đến giờ quán đóng cửa. Trường gọi người chủ quán tính tiền rồi nói lời chia tay với các bạn. Vừa ra khỏi cổng quán cafê Pensée, Thảo nói lời tạo cơ hội cho Trường:
- Anh Trường chở dùm chị Tường Uyên về nhà, hồi chiều nầy xe chị ấy bị hư, khi nảy chị nhờ người khách hàng chở đến quán cafê Pensée!
     Trường không do dự, nhận lời:
- Vâng! Anh chở Tường Uyên về nhà....
     Rồi Trường nhìn Tường Uyên, khẻ hỏi:
- Nhà em ở đâu?
- Trong đường hẻm gần cầu sắt Bình Đức.
      Đường phố Mỹ Tho về khuya không còn ồn ào xe cộ như ban ngày, vài chiếc xe gắn máy của bọn trẻ vượt tốc độ, âm thanh của động cơ rú lên xé tan sự êm lặng của màn đêm. Đại lộ Hùng Vương giờ nầy thênh thang, khiến cho Trường có cảm giác lạc loài. Đến cuối đường Hùng Vương nơi ngả ba dinh tỉnh trưởng cũ, Trường rẻ phải vào Lý Thường Kiệt, quẹo trái qua Tết Mậu Thân rồi rẻ Phải vào Lê Thị Hồng Gấm. Trường cho xe chạy chậm lại như cố kéo dài thời gian bên nhau với Tường Uyên, đoạn quay đầu về phía sau nói lời mơ ước:
- Anh ước gì con đường Lê Thị Hồng Gấm dài vô tận!
     Tường Uyên không hiểu ý nghĩa bóng gió câu nói của Trường, thơ ngây hỏi:
- Chi vậy anh?
- Để anh mãi mãi bên em.
     Tường Uyên hiểu được ý nghĩa câu nói của Trường, e thẹn đáp:
- Vậy hả anh!
     Gần tới cầu sắt Bình Đức, rẻ phải vào con hẻm hun hút bóng đêm là lối vào nhà của Tường Uyên. Khi xe dừng trước cửa nhà, Tường Uyên mới cho Trường biết:
- Căn nhà rộng lớn nầy là của công ty thuê để làm văn phòng và cho vài nhân viên cư ngụ nơi vùng xa giống như em, tạm ở và làm việc.
    Tường Uyên xuống xe vẩy tay chào Trường rồi đi vào nhà. Trường trông theoTường Uyên vào hẳn bên trong rồi mới lái xe đi. Trên đường về, Trường cảm thấy trong lòng mình xao xuyến, phải chăng một cảm giác của sự bắt đầu cuộc tình!
      Lại một buổi tối đến với Trường trong lòng dâng lên nhiều kỷ niệm! Một thứ kỷ niệm ngổn ngang về những ngày xưa khi phố xá lên đèn! Trong hoài niệm thân thương làm Trường bổng nhớ đến Tường Uyên và Trường gọi điện thoại mời nàng đi ăn tối. Lần nầy, Tường Uyên đến nhà chở Trường một vòng đường phố rồi theo đại lộ Hùng Vương qua cầu Đài Chiến Sĩ, đến vùng ngoại ô có những quán cơm hải sản danh tiếng của thành phố Mỹ Tho. Vùng ngoại ô bên kia cầu giờ đây đã thay đổi hoàn toàn khác xưa, Trường không còn nhận ra được một điểm nào của chốn xưa còn đọng lại trong tâm trí mình! Cây cầu sắt ngày xưa đã được xây lại bằng cầu bê-tông, có hai chiều xe chạy. Con đường đất quanh co chật hẹp, in dấu chân của Trường những lần cùng bạn học đi hái hoa ép vào lưu bút ngày xanh, bây giờ được mở rộng thênh thang với hai bên đường là những ngôi nhà lầu nguy nga cất theo kiến trúc mới... Tường Uyên lái xe chầm chậm cho Trường  ngắm cảnh, tóc nàng bay theo gió quyện vào mặt Trường thoảng mùi thơm da thịt. Vừa chạy xe Tường Uyên vừa làm hướng dẫn viên cho Trường:
- Khi chính quyền tỉnh Tiền Giang có kế hoạch làm con lộ nầy, cán bộ của tỉnh biết trước nên họ đổ xô đến đây mua đất cất nhà, nên bây giờ nhà cửa dọc hai bên lộ đa số thuộc quan chức của tỉnh!
     Trường nói châm biếm:
- Quan chức thời đại Xã Hội Chủ Nghĩa làm đầy tớ của nhân dân nên phải ở nhà cao cửa rộng mới đúng với thực chất con người Cộng Sản: Chuyên Chính Vô Sản.
       Quán ăn hải sản “Gió Biển” tọa lạc nơi vùng ngoại ô của thành phố Mỹ Tho. Theo như Tường Uyên kể lại thì có một thời gian cô ta làm thu ngân viên tại đây. Thời đó rất đông khách, bây giờ quán ăn mở nhiều nên bị chia khách,  không còn nhộn nhịp như xưa! Trường nhìn vào thực đơn của người tiếp viên vừa mới đưa, quay sang Tường Uyên hỏi:
- Em ăn món gì?
- Tôm nướng muối ớt và cơm chiên Dương Châu... Còn anh,  thích ăn món nào?
     Trường xem lại thực đơn rồi nói với tiếp viên:
- Sò huyết xào tỏi.
      Hai người vừa ăn vừa tâm sự về cuộc đời mình. Cuộc đời Tường Uyên không bình yên và hạnh phúc trong hôn nhân, đã chia tay với chồng hơn mười năm nay, có đứa con gái mười một tuổi. Hiện tại hai mẹ con sống với ông bà ngoại nơi miền quê xã Lương Hòa Lạc. Nghe qua câu chuyện kể về chuộc đời, Trường trong lòng dâng lên niềm thương xót, muốn chia sẻ nỗi đau của người phụ nữ tuổi xuân trải dài những tháng ngày vất vả ngược xuôi trong cuộc sống!. Nghĩ vậy Trường mở lời:
- Anh có thể đến nhà em cho biết gia đình của em không?
    Tường Uyên trả lời khẻ:
- Nhà em nghèo lắm! Không có gì tiếp đãi anh.
- Anh đến cho biết nhà thôi! Mà nè, anh chỉ muốn ăn bửa cơm đạm bạc với cá lòng tong kho tiêu và canh chua rau muốn. Những thứ nầy ở ngoại quốc hiếm có lắm!
     Tường Uyên ngạc nhiên nhìn Trường rồi gật đầu:
- Em tưởng anh muốn ăn cao lương mỹ vị, chứ những món ăn bình dân của quê hương thì em có điều kiện đãi anh. Nhưng sáng mai em mới trả lời với anh.
- Sao em không trả lời ngay bây giờ?
- Vì em không chắc có mua được cá lòng tong hay không!
      Con đường về nhà Tường Uyên chạy quanh thôn xóm thanh bình, hai bên đường có vườn cây ăn trái xum xuê, có những vườn trồng Thanh Long thẳng tắp. Nhớ lại ngày xưa, vùng nầy chỉ là ruộng đồng, chạy dọc từ xã Đạo Thạnh ven đô thị xã Mỹ Tho, đến Mỹ Phong, Mỹ Chánh...Vào những ngày cuối cùng của cuộc chiến,Trường là phóng viên đi săn tin chiến sự, theo đại đội chỉ huy của trung đoàn 11 thuộc sư đoàn 7 Bộ Binh, hành quân qua vùng nầy và chạm súng ác liệt với cộng quân. Đêm đến, Trường ngồi nơi công sự suốt đêm không ngủ! Thoáng qua mà đã gần bốn mươi năm rồi! Thời gian đã trôi đi biền biệt và ngủ vùi trong chập chùng kỷ niệm vui buồn của một kiếp người phù du mộng ảo. Còn không gian xưa chan chứa một cuộc tình, giờ đây đã mất hút trong vùng trời nào đó sau đổi thay của đất nước.!
      Tường Uyên lặng  thinh  lái xe, tiếng động cơ của chiếc xe gắn máy hòa vào tiếng vi vu của gió tạo âm thanh nghe nhẹ buồn, đưa Trường vào vùng tâm tư, bùi ngùi hoài niệm một thời còn trên quê hương yêu dấu. Vẫn con đường tráng nhựa băng qua ruộng đồng khi mùa lúa chín, vẫn buổi trưa oi ả có tiếng ve sầu trổi nhạc khúc hè về, báo hiệu mùa chia tay ba tháng nghĩ hè lòng man mác buồn của tuổi học trò! Giờ đây, tuy thời gian đã khác xa nhưng không gian còn đó những con đường tình sử của thời mới biết yêu lần đầu! Thuở ấy, Trường chở người bạn gái đầu đời bằng chiếc xe đạp Mini, về quê gặp mặt gia đình của Trường...
        Tâm tư của Trường bị cắt đoạn khi chiếc xe tay-ga quẹo vào con hẻm nhỏ, Tường Uyên khẻ nói:
- Nhà em ở cuối lối mòn nầy, căn nhà độc nhất vô nhị của con hẻm không tên!
        Nhà của Tường Uyên rất đơn sơ, mái lợp tôn, căn nhà nhỏ chỉ có một gian, vách ván để gió lùa qua khe hở, ẩn mình khiêm nhường ở cuối cùng con hẻm chật hẹp quạnh hiu.Trường vừa bước vào nhà chưa kịp chào hỏi gia chủ, mẹ Tường Uyên lên tiếng:
- Mời cậu ngồi...
      Rồi mẹ Tường Uyên chỉ tay giới thiệu:
- Đây là cô hai của Tường Uyên.
     Trường cúi đầu lễ phép:
- Chào cô hai.
      Rồi Tường Uyên xen vào giới thiệu:
- Đây là anh Trường bạn của con.
     Trường ngồi nơi chiếc bàn tròn nói chuyện với cô hai và mẹ, Tường Uyên xuống bếp chuẩn bị cơm trưa đãi khách. Qua chuyện trò, Trường biết được mẹ của Tường Uyên là cựu học sinh của trường Trung Học Công Lập Gò Công, và có giọng ca một thời để nhớ! Mẹ Tường Uyên nhắc sơ về kỷ niệm ngày xưa, khi còn là học trò của thầy Phan Văn Ba, sau làm chánh sở giáo dục Gò Công cho tới ngày mất nước! Trong khoảnh khắc hoài niệm ngày tháng cũ, hiện trên khuôn mặt của mẹ một nỗi buồn trong chuỗi dài kỷ niệm thân thương một thời thơ ngây áo trắng sân trường!..
    Tường Uyên nấu cơm xong, đi lên ngắt ngang câu chuyện:
- Cơm nấu xong, chúng ta ăn nha anh?
    Cô hai xen vào:
- Cháu Trường ăn cơm rồi nói chuyện tiếp.
     Trên bàn dọn ra chỉ có vài món ăn đơn giản: Cá lòng tong kho, canh chua rau muốn, dĩa nước mắm có trái ớt hiểm đỏ thắm gợi cảm giác thèm thuồng. Tất cả mang hương vị đậm đà của quê hương mà Trường ao ước được ăn khi có dịp về thăm quê nhà, ăn hoài không thấy ngán! Tường Uyên ngồi đối diện với Trường vừa ăn vừa nói:
- Rau muốn, rau thơm nấu canh chua, những thứ rau nầy đều do mẹ em trồng sau nhà...
      Trường gật đầu, nói thêm về những đặc thù sinh hoạt gia đình của người miền quê:
- Người dân quê Việt Nam thường có vườn rau nhỏ phía sau nhà, trồng các thứ rau thông dụng làm gia vị cho thức ăn như: Rau om, hành, ngò gai, rau răm....Có những gia đình trồng thêm bầu, mướp, bí đao...Khi dư dùng thì đem ra chợ bán, mua lại thịt cá. Khi còn ở quê nhà, gia đình anh cũng có làm một vườn rau nhỏ, mỗi ngày anh tưới nước bón phân, như một thú tiêu khiển điền viên!
      Trường ăn cơm xong bước ra ngoài mé hiên hóng gió mát. Buổi trưa mùa hè nơi thôn dã êm đềm! Vài con ong bay lượn, thấp thoáng dưới nắng hè rồi đậu vào chùm hoa mận hút mật. Thỉnh thoảng cơn gió nhẹ chợt đến  làm lay động những chiếc lá khô rơi xuống mặt ao, tạo thành con sóng nhỏ lăn tăn. Đám rau muốn dưới ao bên hè nhà, lác đác trổ vài đóa hoa trắng xinh xinh, có cuốn hoa màu tím ngắt. Không gian trước mắt đã khơi lại thời tuổi thơ của Trường nơi quê ngoại! Quê ngoại có những hàng cây so đủa dọc theo hai bên con lộ đất dẫn vào căn nhà lá, ẩn mình dưới rặng cây trâm bầu, soi bóng xuống dòng kinh trong vắt, nước lặng lờ trôi. Thời chiến tranh tang tóc, quê ngoại bị tàn phá bởi bom đạn, và chiến tranh đã cướp mất những người thân trong gia đình! Tưởng quá khứ đã ngũ vùi trong lớp bụi thời gian, biền biệt không bao giờ trở lại! Nhưng bất chợt lại hiện về trong lòng Trường mang theo nỗi buồn dĩ vãng!
     Trường đang suy tư, Tường Uyên đến bên cạnh nhắc nhở:
- Trời xế chiều rồi anh ! Chúng ta về Mỹ Tho, vì chiều nay em có cuộc gặp gở khách hàng.
- Vâng! Anh vào nhà chào mẹ.
      Về tới nhà, Trường không kịp thay áo quần, ngã mình xuống nền gạch ngủ một giấc cho đến chiều tối, mãi khi đứa em gái lên phòng đánh thức Trường mới tỉnh dậy đi tắm rồi ăn cơm với gia đình. Bên ngoài, hoàng hôn đưa tiễn chiều vào tối và phố cũ vừa lên đèn!
      Hôm nay, còn vài ngày nữa là Trường trở về Úc-Đại Lợi. Một buổi tối đi hát karaoke để chia tay bạn bè, có Tú và những người bạn làm chung sở với Tường Uyên. Trường đăng ký hát ba bản nhạc, mổi nhạc phẩm có tình tiết nói về ngày chia tay sắp đến: Xin Còn Gọi Tên Nhau, Riêng Một Góc Trời, Ngày Đó. Tường Uyên tối nay không vui vẻ như những lần gặp mặt trước, trông nơi đôi mắt hiện lên nỗi buồn xa xăm!
      Trường đoán được tâm trạng của Tường Uyên nên ngồi xuống bên cạnh khẻ nói:
- Tường Uyên hát một bản nhạc tặng anh đi?
- Em hát dở lắm!
- Người ta thường nói: Hát hay không bằng hay hát mà em.
      Trường nói mãi Tường Uyên mới chịu đăng ký:
- Em hát nhạc phẩm Tình Lở.
- Sao chủ đề bài hát buồn quá vậy?
- Vì đúng như cuộc đời của em, tình duyên đã một lần dang dở!
         Tiếng hát Tường Uyên phát ra từ chiếc loa nghe ai oán: “ Thôi rồi còn chi đâu anh ơi! Có còn lại chăng dư âm thôi! Trong cơn thương đau men đắng môi.Yêu rồi tình yêu sao chua cay. Men nào bằng men thương đau đây...”. Tiếng hát nghe như nức nở nghẹn ngào, nuối tiếc cho cuộc tình dang dở hay  là than thân trách phận? Nhưng đêm nay,  đêm chia tay với Trường, Tường Uyên muốn gởi đến người mình yêu những cảm nghĩ và nổi niềm riêng chợt đến trong tâm hồn đơn lẽ của mình bấy lâu! Hát xong, Tường Uyên quay sang Trường:
- Nội dung bản nhạc nói lên phần nào cuộc đời của em!
- Vậy hả! Cuộc đời con người do định mệnh an bày!..
        Cuộc vui đã tàn, mọi người chia tay ra về. Đường khuya vắng người! Trường lái xe về nhà mà lòng dâng lên những suy nghĩ về Tường Uyên. Rồi đây, có một người sương phụ nữa chừng xuân, sẽ mang trong lòng những nhớ nhung, buồn thương cho kỷ niệm, như lời hát trong nhạc phẩm Xin Còn Gọi Tên Nhau, văng vẳng đâu đây trên đường phố khuya gió lộng: Phố vẫn hoang vu từ lúc anh đi, rồi trong mưa gió biết ai vổ về, bàn tay nào đưa em trong lần vui, bằng những tiếng bên tai thì thầm, cho ngày tháng ưu phiền em quên!. ..

Dương Đại Trường

Mùa hè thăm quê 2012
Riêng tặng cho Tường Uyên